Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

 Bài viết này là 4 bước xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp nhỏ. Nếu bạn đang vướng mắc khi tiến hành xây dựng thì đừng bỏ qua nhé!

1. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Khi xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau: 

- Doanh nghiệp sẽ tự xây dựng thang bảng lương.

- Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện xây thang bảng lương. 

- Nếu doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì nên tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Không phải nộp cho Phòng LĐTBXH và chỉ cần xây dựng và lưu lại tại Doanh nghiệp để khi nào cơ quan Nhà nước yêu cầu thì giải trình.

2. Hồ sơ xây dựng thang bảng lương

Để xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm: 

  • Hệ thống thang bảng lương
  • Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
  • Biên bản tham khảo ý kiến của đại diện người lao động (đối với doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động)
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
  • Quy chế tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp

3. 4 bước xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp nhỏ

Bước 1: Xác định sơ đồ tổ chức
Bước 2: Xác định chi tiết các vị trí cho từng bộ phận trong tổ chức
Bước 3: Xác ddingj định mức chi phí cho các bộ phận là bao nhiêu %/tổng doanh thu dự kiến
Bước 4: Xây dựng thang bảng lương và chính sách chi trả, tăng, giảm lương thưởng. 

Trên đây là 4 bước xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiêp nhỏ. Doanh nghiệp bạn đã xây dựng thang bảng lương như thế nào? Chia sẻ với thegioinhansu.net nhé!

 Phương pháp lương 3P nghĩa là cơ chế trả lương dựa trên những tiêu chí có sẵn và người quản lý có thể bao quát được hiệu quả công việc của mỗi nhân viên. Trả lương 3P hướng tới mục tiêu là đảm bảo sự công bằng nội bộ và thị trường. Cùng làm rõ những lợi ích của lương 3P đối với doanh nghiệp nhé!

1. Đảm bảo sự công bằng

Trước hết, phương pháp lương 3P giúp loại bỏ các yếu tố cảm tính, thiên vị hay quan hệ cá nhân. Từ đó, người lao động cảm thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra, cảm giác yên tâm làm việc. 

Bên cạnh đó, hệ thống lương 3P còn giúp triệt tiêu ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố tuổi tác, kinh nghiệm. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh, bất kỳ ai hay tuổi nào đều nỗ lực làm việc và nâng cao năng suất. 

2. Động lực giúp mỗi cá nhân phát triển

Trong hệ thống lương 3P, Performance là trả lương theo kết quả, thành tích công việc đạt được. Lương 3P khuyến khích người lao động chú trọng đến chất lượng công việc, giảm rủi rõ, sản phẩm bị lỗi hay hoạt động gây thiệt hại đến doanh nghiệp. 

3. Cân bằng năng lực cạnh tranh trên thị trường

Nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng lương 3P tạo ra xu thế hay quy chuẩn chung của việc tính lương công bằng. Cũng như, đảm bảo quyền lợi của người lao động, xứng đáng với chi phí lao động nhân viên bỏ ra trên mặt bằng chung. 

Chúng ta mới đi qua 3 lợi ích của lương 3P trong doanh nghiệp. Vậy 2 lợi ích khác là gì? Tham khảo bài viết này: https://blognhansu.net.vn/2022/09/12/phuong-phap-luong-3p-la-gi/


 Lương 3P là hệ thống trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position - Vị trí công việc, Person - Năng lực cá nhân và Performance - Kết quả công việc. Bên cạnh ưu điểm, lương 3P cũng tồn tại những điểm bất cập. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến 2 yếu tố P2 và P3 trong hệ thống lương 3P nhé!

1. Bất cập đến từ xây dựng từ điển năng lực (P2 - Person) 

Một số chuyên gia tư vấn 3P không có tâm hoặc không đủ tầm nên tư vấn xây dựng từ điển năng lực cho các công ty theo cách sao chép từ công ty này và áp dụng vào công ty khác. Có thể họ cố tình không hiểu rằng năng lực của một vị trí nhưng khác ngành hoặc cùng ngành nhưng khác chiến lược, mô hình kinh doanh, sẽ khác nhau hoàn toàn. 

Công ty khi dựa vào các năng lực này mắc phải sai lầm nghiêm trọng, đánh giá nhân viên theo một chuẩn năng lực sai và gây tốn kém chi phí. Đây chính là mối nguy hiểm mà doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi đưa hệ thống lương 3P vào. 

2. Bất cập đến từ Performance - P3

Bạn biết không, hiểu sai hay hiểu không đúng về P3 cũng là một mối nguy cho doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia xem yếu tố này là một phần nhỏ của 3P mà thực ra Performance là cả một hệ thống riêng. Thậm chí, Performance cũng không kém gì 3P. 

Trên đây là những vấn đề liên quan đến P2 và P3 trong hệ thống 3P mà doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi áp dụng. Lương 3P chỉ phát huy hiệu quả nếu được ứng dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng bối cảnh, cũng như, tuân theo những yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể. 

  Bài viết này là cách tính lương hiệu quả theo KPI. Nếu bạn đang "khó" phần này thì đừng bỏ qua nhé!

1. Tính lương theo các yếu tố trong lương 3P

Với cách tính lương 3P, thông thường, các yếu tố như Vị trí, Năng lực cá nhân và Kết quả công việc ảnh hưởng đến hệ thống lương như sau: 

- P1 - Vị trí công việc: là căn cứ xác định khung lương trên cơ sở đánh giá giá trị công việc và đối chiều với thị trường, chiến lược nhân sự.

- P2 - Năng lực cá nhân: là căn cứ xếp bậc lương. 

- P3 - KPI/Kết quả công việc: là căn cứ tính lương biến đổi hay lương kết quả. 

Vậy vị trí và năng lực cá nhân giúp đình hình Khung - Bậc lương của nhân sự đang giữ một vị trí cụ thể. Từ khung bậc lương, đối chiếu với hệ thống hệ số lương được xây dựng cho doanh nghiệp, công ty và có thể xác định mức lương lý thuyết cho nhân sự đó. 

2. Tỷ trọng lương cố định và biến đổi

Tiếp theo, doanh nghiệp xác định tỉ trọng lương biến đổi và lương cố định trong tổng tiền lương của người lao động. Tùy theo nhóm công việc hoặc tính chất công việc, tỷ trọng lương biến đổi có thể khác nhau.

Chẳng hạn, đối với các chức danh trực tiếp, có thể để % lương biến đổi cao hơn do khả năng đo đếm, theo dõi số liệu kết quả thuận tiện hơn. Sự liên hệ giữa kết quả cá nhân và kết quả công ty chặt chẽ hơn. 

Ngược lại, đối với các vị trí gián tiếp, có thể để tỷ trọng lương cố định và biến đổi là 60-40 trong khi nhóm trực tiếp có thể dùng tỷ lệ 30-70 hoặc 40-60. 

Đây là cách tính lương theo KPI hiệu quả? Hy vong bài viết sẽ hữu ích với bạn. 

 Dưới đây là những câu hỏi thưởng gặp về hệ thống lương 3P. Cùng xem đó là gì nhé!

1. Hệ thống lương 3P là gì? 

"Lương 3P là hệ thống trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Pay for Position (P1) - Trả lương theo vị trí công việc, Pay for Person (P2) - Trả lương theo năng lực cá nhân và Pay for Performance (P3) - Trả lương theo mức độ hoàn thành công việc (kết quả đạt được). Mục đích là tính toán và trả thu nhập cho người lao động". 

2. 3 yếu tố chính trong hệ thống lương 3P là gì? 

- Pay for Position (P1) - Trả lương theo vị trí công việc: doanh nghiệp bỏ ra số tiền hàng tháng để trả cho chức danh đó, bất kể người đảm nhận là ai và năng lực thế nào.

- Pay for Person (P2) - Trả lương theo năng lực cá nhân: doanh nghiệp dùng kết quả đánh giá năng lực nhân sự để định ra số tiền tương xứng với năng lực đó. 

- Pay for Performance (P3) - Trả lương theo kết quả đạt được của công việc: doanh nghiệp thưởng bằng tài chính cho nhân viên khi hiệu năng làm việc của họ đáp ứng được các chỉ tiêu đặt ra và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

3. Cách tính lương 3P như thế nào? 

Lương 3P được tính theo công thức sau: 

Lương 3P = P1 + P2 + P3

Trong đó: 

  • P1 - Pay for Position: Lương theo vị trí công việc
  • P2 - Pay for Person: Lương theo năng lực của người giữ vị trí công việc
  • P3 - Pay for Performance: Lương theo kết quả hoàn thành công việc

4. Tại sao nên xây dựng hệ thống lương 3P? 

Việc xây dựng hệ thống lương 3P mang đến nhiều lợi ích như tạo ra sự công bằng, minh bạch, thúc đẩy yếu tố cạnh tranh và đẩy lùi sự bất mãn của người lao động (nhân viên). 

5. Các bước xây dựng hệ thống lương 3P là gì? 

  • Bước 1: Xác định sơ đồ tổ chức - chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
  • Bước 2: Lập bản mô tả công việc vị trí trong cơ cấu tổ chức bộ phận
  • Bước 3: Xác định tiêu chí hoàn thành (KPI)
  • Bước 4: Xác định năng lực cốt lõi (AKS) - Kiến thức, kỹ năng, thái độ
  • Bước 5: Thiết lập phương pháp trả lương


 Khóa học lương 3P ở Hà Nội được xây dựng bởi blogger/chuyên gia tư vấn hệ thống nhân sự Nguyễn Hùng Cường. Cùng tìm hiểu những điều thú vị về lớp học này nhé!

1. Nội dung khóa học lương 3P ở Hà Nội

Nội dung khóa học bao gồm lý thuyết và hướng dẫn Hệ thống lương 3P file mẫu theo mô hình. Khác vớ những khóa học thông thường, tập trung nhiều vào lý thuyết, khóa học lương 3P ở Hà Nội chỉ có 3 buổi lý thuyết, còn lại là 19 buổi thực hành. Vậy nên, học viên sẽ không cảm thấy nhàm chán trong suốt quá trình học. 

2. Đối tượng của khóa học lương 3P

Khóa học lương 3P ở Hà Nội dành cho: 

- Bạn là chủ doanh nghiệp đã chán ngấy với việc phụ thuộc vào các HR. 

- Bạn là HR được/bị xây hệ thống lương 3P

- Đơn giản là bạn muốn làm HR. 

3. Điều đặc biệt của khóa học lương 3P

Điểm thú vị của lớp học là thực hành trên mô hình giả định doanh nghiệp của học viên. Và học viên sẽ được hướng dẫn chi tiết TỪNG - BƯỚC - MỘT bởi những huấn luyện viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, những quản lý doanh nghiệp, CEO cấp cao, ... 

Thêm nữa, mỗi 1 lớp học là 1 tình huống, có bao nhiêu lớp thì có bấy nhiều tình huống. Sản phẩm của tất cả tình huống sẽ được gửi cho toàn bộ người học không phân biệt lớp hay thế hệ (khóa) nào. Ngoài ra, sau mỗi buổi học tình huống, video sẽ up lên hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe và xem lại (nếu cần). 

4. Thông tin khóa học: 

"Tháng 9 này, HrShare Community và GSA Academy có mở lớp lương 3P ở Hà Nội không?" - Khóa học lương 3P ở Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 16/09/2022: tối thứ 4, thứ 6 từ 19h00 - 21h00 online trên zoom trong vòng 22 buổi. 

Đăng ký ngay tại: https://daotaonhansu.net/3ps-ky-thuat-trien-khai-va-xay-dung/

 Tiền lương trả cho nhân viên trong doanh nghiệp dựa vào những nguyên tắc cơ bản. 

Một số nguyên tắc được liệt kê dưới đây: 

- Lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. 

- Mức lương được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

- Người lao động được hưởng lương theo năng suất, chất lượng và kết quả. 

- Trong việc tính và trả lương cho người lao động, doanh nghiệp, công ty, ... cần tuân thủ những nguyên tắc đã ghi ở điều 8 của Nghị định số 26/CP 23/5/1995 của Chính phủ. Cụ thể: 

+ Làm công việc, chức vụ gì hưởng theo công việc đó. Dù ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, ... hoàn thành việc được giao sẽ hưởng lương tương xứng. Đây là điều kiện để bảo đảm sự phân phối theo lao động và bảo đảm sự công bằng xã hội.

+ Đảm bảo tốc độ năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Nguyên tắc này vô cùng quan trọng trong việc tiến hành sản xuất bởi vì tăng năng xuất là cơ sở cho việc tăng lương nhân viên hay lợi nhuận công ty. 

Nhìn chung, đây là những nguyên tắc khi tính lương trong doanh nghiệp cơ bản nhất. Mỗi doanh nghiệp, công ty, ... nếu có thể cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, công bằng và lợi thế giữa 2 bên (người lao động và người thuê lao động). 

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/08/30/uu-nhuoc-diem-cua-he-thong-luong-3p/