Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Muốn 'nhảy việc' khi vẫn đi làm: Phải thông minh!

Phần lớn mọi người đều hiểu rằng thời điểm tốt nhất để tìm một công việc mới thường là khi bạn đã làm việc bởi khi đó bạn đã có những nền tảng kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nhất định.



Phần lớn mọi người đều hiểu rằng thời điểm tốt nhất để tìm một công việc mới thường là khi bạn đã làm việc bởi khi đó bạn đã có những nền tảng kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nhất định. Nhưng điều đó không có nghĩa là đó là điều dễ dàng quản lý hành trình nhảy việc của bạn khi bạn đã có một công việc đầy đủ.

Dưới đây một số cách giúp việc thay đổi công việc của bạn trở nên dễ dàng mà không bị ảnh hưởng tới công việc hiện tại:

1. Đừng tìm kiếm công việc trong khi bạn đang ở văn phòng

Cách tốt nhất và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp tốt nhất mà bạn nên thực hiện là tìm kiếm công việc mới trong khoảng thời gian và sử dụng thiết bị của riêng bạn. Đừng mải mê nhìn vào vào những trang tìm việc trên máy tính văn phòng của bạn, đừng in bất cứ thứ gì bằng cách sử dụng máy in của công ty, và không gửi bất cứ thứ gì bằng máy fax tại văn phòng. Nếu bạn không phá vỡ những nguyên tắc này, bạn sẽ không thể bị bắt gặp khi đang tìm kiếm một cơ hội mới.

2. Nếu phải tìm kiếm tại công ty, hãy trở nên thông minh

Hầu hết các trang web tìm việc đều có các ứng dụng hoặc các phiên bản điện thoại di động cho phép việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn với việc nhìn vào danh sách hay nghiên cứu những nhà tuyển dụng trên điện thoại của bạn.

3. Hiểu rằng tìm kiếm một công việc mới có thể khiến bạn sa thải

Trái ngược với quan điểm phổ biến, trong hầu hết các tiểu bang tại Mỹ, bạn có thể bị đuổi việc chỉ vì tìm kiếm một công việc mới vì bất kỳ lý do nào hay không có lý do nào cả. Đừng để cho ông chủ một cái cớ để giám sát thêm việc sử dụng máy tính của bạn, quản lý thời gian, hoặc hiệu suất làm việc. Điều đó đồng nghĩa với việc hãy làm tốt nhất công việc của bạn và thận trọng trong việc sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội bạn đang sử dụng. Đừng cập nhật hồ sơ hay trang cá nhân của bạn có thể tiết lộ rằng bạn đang tìm kiếm một môi trường mới nào đó.

4. Lên kế hoạch phỏng vấn một cách cẩn thận

"Hãy sắp xếp lịch trình các cuộc phỏng vấn của bạn một cách cẩn thận, khi đó bạn sẽ không bị bỏ lỡ tại văn phòng," chuyên gia tư vấn Alison Doyle của trang tìm việc About.Com chia sẻ. “Thời điểm vào đầu giờ hoặc cuối ngày làm việc sẽ giúp bạn dễ giải thích hơn với nhà tuyển dụng hiện tại của mình hoặc bạn hãy chọn vào thời gian cá nhân hoặc vào ngày nghỉ phép nếu có. Nếu bạn có nhiều cuộc hẹn phỏng vấn, bạn có thể thực hiện chúng trong một ngày mà bạn có thể xin nghỉ nếu có thể.”

5. Đừng dùng sếp hiện tại của bạn như một người tham khảo

Nhiều nhà tuyển dụng muốn có nguồn thông tin tham khảo từ một người quản lý như một phần của quá trình phỏng vấn. Nếu bạn được đề nghị có thể dẫn chiếu một sếp của mình, một ý kiến không tồi là nhắc tới sếp cũ của bạn trước đây. Hầu hết mọi người sẽ hiểu rằng bạn không thể gây nguy hiểm cho vị trí hiện tại của mình giống như tham gia một canh bạc về lời đề nghị mới. Và nếu họ không thông cảm cho suy nghĩ của bạn, có thể bạn sẽ muốn xem xét thêm liệu có nên nhảy lên chuyến tàu này hay không, sau tất cả những rủi ro có thể xảy ra.

Thảo Nguyên
Theo Infonet/BI  

Google sa thải nhân viên vì những lý do gì?

Giống như nhiều công ty khác, Google phải tuyển dụng người mới và cũng sa thải những nhân viên không đáp ứng được yêu cầu của mình. Nhưng Google sa thải nhân viên vì những lý do gì?



Chủ tịch Eric Schmidt và cựu quản lý sản phẩm Jonathan Rosenberg của Google từng viết chung cuốn sách "How Google Works". Họ cho biết thỉnh thoảng Google cũng cần phải sa thải nhân viên, đặc biệt khi nhân viên đó không phù hợp với công ty. Trong một cuộc nói chuyện về các chiến lược quản lý nội bộ của Google, Rosenberg từng cho biết Google liên tục phải tìm kiếm các "knave", từ chỉ những nhân viên tồi, những nhân viên kiểu "xỏ lá ba que".

Đó là những nhân viên rất khó chịu, hoặc không có ý chí khiến những nhân viên tốt bị nhụt chí theo. Rosenberg cho biết có quá nhiều những nhân viên "xỏ lá ba que" sẽ khiến công ty bị phá hoại, vì thế ngăn chặn "mật độ các nhân viên xỏ lá" – tức số lượng nhân viên tồi trong một nhóm, một bộ phận – là điều rất quan trọng.

"Nếu công ty tồn tại những nhân viên tồi này, mọi người, kể cả những nhân viên tốt, cũng sẽ không muốn đến làm việc vào buổi sáng", ông nói.

Nhưng một nhân viên như thế nào thì bị Google xem là "xỏ lá ba que"?

Rosenberg cho biết, đó là những người thường "nói dối, chế nhạo, ăn cắp và hưởng thụ thành quả của người khác". Ông còn tiết lộ thêm một đặc điểm của những nhân viên "xỏ lá" nữa, đó là "làm rò rỉ thông tin" – đó là lý do tại sao Google có đến khoảng 48.000 nhân viên, song nhân viên Google hiếm khi "ngồi lê đôi mách" với giới truyền thông về những câu chuyện nội bộ.

Trong cuốn sách "How Google Works" có đoạn viết về những nhân viên tồi như sau:

"Ghen tị với thành công của người khác? Bạn đã trở thành một nhân viên tồi. Hãy nhớ đến nhân vật Iago trong vở kịch nổi tiếng Othello của nhà văn William Shakespeare, từng cảnh báo Othello về "sự ghen tị, đó là một con quỷ mắt xanh, nó chế giễu ngay cả miếng thịt mà nó ăn vào.

Chiếm đoạt công lao của người khác? Đó là một nhân viên tồi. Bán cho khách hàng một thứ mà họ không cần hoặc chẳng được ích lợi gì? Đó là một nhân viên tồi. Sử dụng lò vi sóng của công ty để nấu ăn và không lau dọn sạch sẽ? Đó là nhân viên tồi.



Hoàng Lan
Theo Business Insider  

0 nhận xét :

Đăng nhận xét