Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

(HR) Một hệ thống quản trịnhân sựtốt góp phần rất nhiều trong việc thu hút và giữ nhân tài. Trước khi bắt đầu xây dựng hệ thống này, doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của nhân viên, kể cả các ứng viên.

Có một công ty nước ngoài tiến hành sắp xếp lại một vị trí nhân sự, tưởng không còn cách nào hay hơn là đề nghị cho một ứng viên Việt Nam vào vị trí cao hơn với mứclươnggần gấp đôi để thay thế cho một người nước ngoài cùng cấp. Nhưng kết quả thật bất ngờ, đó là một lời từ chối!

Lại có một doanh nghiệp Việt Nam tuyển được nhiều nhân tài vào làm việc, nhưng chẳng hiểu sao chỉ trong một thời gian ngắn họ đã theo nhau kẻ trước người sau lũ lượt ra đi?

Trong khi tại một doanh nghiệp khác, dù chính sách lương cao, các chế độ đãi ngộ khác như bảo hiểm, phúc lợi, tiền thưởng đều rất tốt nhưng vẫn không giữ được nhân viên giỏi.

Đâu là nguyên nhân?

Nếu những nghịch lý trên chẳng may xảy ra tại công ty của bạn thì bạn hãy thử trả lời các câu hỏi dưới đây: Doanh nghiệp bạn có thật sự hiểu được mong đợi và nhu cầu của ứng viên và nhân viên của mình? Người lãnh đạo có biết được hiện trạng quản trị nhân sự của doanh nghiệp mình?
Biết người biết ta

Tiền và các chế độ đãi ngộ là những yếu tố hết sức quan trọng vì nó đáp ứng ngay các nhu cầu cơ bản của con người và đương nhiên nó là yếu tố “đầu tiên” mà ứng viên quan tâm. Nhưng để thu hút được ứng viên và giữ được nhân viên thì doanh nghiệp cần đáp ứng được các nhu cầu khác. Đó là nhu cầu sống chan hòa trong một môi trường tình cảm của đồng nghiệp, nhu cầu được học hỏi, được phát triển năng lực, hoàn thiện chính mình, nhu cầu được tôn trọng...

Khi thực hiện một khảo sát quy mô về nhu cầu của ứng viên và nhân viên, chúng tôi nhận thấy từng nhóm nhân viên và ứng viên mới ra trường, nhóm chuyên viên và quản trị viên cấp thấp, nhóm quản trị viên cấp trung và cấp cao có nhu cầu rất khác nhau.

Ứng viên mới ra trường mong làm việc ở các công ty lớn với môi trường làm việc chuyên nghiệp để được học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Ứng viên cấp chuyên viên và quản lý cấp thấp mong đượcđào tạovà có cơ hội thăng tiến. Ứng viên cấp trung và cấp cao sẽ đặt ưu tiên về mức độ được tự chủ và phạm vi được trao quyền ra quyết định trong công việc...

Bốn yếu tố không thể bỏ qua

Doanh nghiệp cần lưu ý đến các yếu tố sau đây để hiểu được những mong đợi, nhu cầu của ứng viên và nhân viên: môi trường làm việc, công ty, công việc, các chế độ lương bổng và phúc lợi...

Thứ nhất là môi trường làm việc. Đây là kênh trao đổi thông tin giữa các phòng ban, giữa lãnh đạo với nhân viên; cách công nhận thành quả và ý kiến đóng góp của nhân viên; sự cam kết làm việc và sự hợp tác của nhân viên; các trang thiết bị hỗ trợ làm việc; tính chất chuyên nghiệp và sự rõ ràng, minh bạch...

Một số doanh nghiệp rất “o bế” ứng viên khi mới tuyển vào, làm mọi cách để thu hút ứng viên bên ngoài và “vẽ ra” cho ứng viên một viễn cảnh và môi trường làm việc rất tốt. Đến khi ứng viên trở thành nhân viên thì họ đối xử khác. Điều này cũng làm cho doanh nghiệp không thể giữ được nhân viên, đồng thời “lộ ra bộ mặt thật của mình”.

Còn ứng viên thì nhanh chóng ngộ ra “ở trong chăn mới biết chăn có rận” và nhanh chóng có cảm giác “vỡ mộng”. Trong quá trìnhtuyển dụng, doanh nghiệp cần chia sẻ thẳng thắn hiện trạng và môi trường làm việc của mình để ứng viên có thể hiểu và không cảm thấy hụt hẫng khi thật sự gia nhập công ty.

Thứ hai là công ty. Yếu tố công ty bao gồm các vấn đề viễn cảnh của công ty, hướng phát triển và chiến lược công ty, các giá trị cốt lõi, hệ thống quản lý và quy trình làm việc, danh tiếng của công ty, các chính sách nuôi dưỡng và phát triển nhân tài, mức độ chủ động trong công việc của các cấp, địa điểm nơi làm việc…

Công ty phải biết đề ra các chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng và phải truyền thông điệp này đến từng nhân viên. Đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng để nhân viên có thể cùng công ty đạt đến mục tiêu.

Quantri.Vn

0 nhận xét :

Đăng nhận xét